Network Load Balancing



NETWORK LOAD BALANCING

 

Mô hình
nlb



1. Network Load Balancing (NLB) và Cluster là gì ? nó khác và giống nhau thế nào ?

Network Load Balancing (NLB) và Cluster đều nhắm đến một mục đích chung

- Tổng hợp các sức mạnh đơn lẻ thành một
- Tăng cường khả năng chịu lỗi

 

Một ví dụ đơn giản

Một Cty Hosting , có 2 phòng ban Sales và Department

 

- Phòng ban Sales có 5 người , hoạt động tương đối độc lập với nhau để trả lời những thắc mắc về các dịch vụ , Khi 1 người nghỉ thì 4 người kia sẽ phải làm thêm công việc nhiều hơn ( gánh tải ) . Phòng ban Sales hoạt động theo kiểu NLB

- Phòng ban Department cũng có 5 người , và phối hợp làm việc chặt chẻ với nhau , và khi bán dịch vụ thì chỉ có 1 con Server , có thể nói khác là 5 người này dùng chung một database . Phòng ban Department hoạt động theo kiểu Cluster

 

2. Sự khác nhau giửa Network Load Balancing và Cluster

Network Load Balancing

- Các Node có thể lưu trữ cùng một nơi , hoặc lưu trữ riêng biệt
- Cân bằng tải Transmission Control Protocol (TCP) và UDP (UDP) lưu lượng truy cập
- Không cần phần cứng chuyên dụng, ( chú ý về Card mạng )
- Thường được dùng cho máy chủ Web, Máy chủ ISA , Máy chủ VPS , Máy chủ Media, Máy chủ , Máy chủ Teminal, di động,...
- Chạy ở chế độ Active

Cluster

- Các Node lưu trữ cùng một nơi
- Failover và failback của các ứng dụng
- Phải dùng thiết bị lưu trữ chuyên dụng đắt tiền kiểu SCSI , Fibre Chanel , Seria Attach SCSI , ISCSI
- Thường được chạy cho các máy chủ MS SQL Server, MS Exchange Server, File Server ,....
- Chạy ở 2 chế độ Active và Passive

3. Khi nào sử dụng Network Load Balancing ? Khi nào sử dụng Cluster ?

Thường thì hầu hết Network Load Balancing và Cluster chạy chung với nhau , Network Loadbalancing chạy phía ngoài ( Front End ) , và Cluster chạy phía trong ( Back- End ) của một hệ thống mạng .

Network Load Balancing sẽ tạo ra một Server / IP ảo để kết nối đến sự truy cập bên ngoài





Câu trả lời có hữu ích với bạn? 200 khách hàng đã đánh giá bài viết này hữu ích (200 lượt bình chọn)